Nghệ Thuật Sơn Mài – BLUSAIGON user

 

 

Bảo tồn làng nghề truyền thống không chỉ là duy trì nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc mà còn góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động địa phương.

 

 

 

 

 

Nguồn gốc sơn mài đầu tiên

Chất liệu sơn mài đã xuất hiện khá lâu trên thế giới. Cách đây hơn 4000 năm, nhiều cổ vật làm từ sơn mài đã được tìm thấy tại các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Triều Tiên, Nhật Bản...  

 

Từ các dấu tích thời gian, các nhà khảo cổ học vẫn hoài nghi về nguồn gốc của nghệ thuật sơn mài. Theo lịch sử Trung Quốc, thời kỳ từ năm 1600 - 1046 trước Công nguyên, người thợ thủ công đã biết sử dụng sơn mài tạo ra các vật dụng hàng ngày và sau đó biến sơn mài thành chất liệu đỉnh cao của nghệ thuật. 

 

Khoảng thế kỷ thứ 5, Nhật Bản bắt đầu được tiếp cận với nghệ thuật sơn mài. Kỹ thuật này được người Nhật tận dụng phát triển và tạo thành nền tảng cho kỹ thuật chế tác thế giới. Một trong những kỹ thuật được tìm ra bởi nghệ nhân Nhật đó là: đính vàng hoặc bạc trên sơn mài. Với sự sáng tạo này đã đưa nghệ thuật sơn màu lên một đỉnh cao mới.

 

Nguồn gốc sơn mài ở Việt Nam

Theo lịch sử để lại, những dấu đầu tiên của chất liệu này xuất hiện hàng trăm năm trước Công nguyên. Nếu như thời Đinh (930 - 950), người Việt sử dụng mủ cây sơn để trét thuyền thì đến các triều đại Lê, Lý, Trần, các cổ vật và tượng gỗ đều được sơn son, thếp vàng.

 

Mãi đến đời vua Lê Nhân Tông (1443-1460), ông Trần Lư được tôn là ông Tổ nghề sơn mài. Nhờ ông mà kỹ thuật sơn được nâng cao (bao gồm: sơn dầu, sơn quang, sơn mài) làm cho giá trị mặt hàng sơn mài ở Việt nam ngày càng được tôn vinh. Học trò của ông được triều đình nhận vào trong phủ để trang trí nội thất đã lập phường thợ tỏa đi khắp nơi, những người thợ giỏi được triều đình nhận vào nội phủ để trang trí nội thất trong cung điện. Hiện nay Huế được xem là nơi mà những vết tích và tác phẩm sơn mài còn được bảo lưu một cách quy mô và đầy đủ nhất.

 

 

 

 

Làng nghề sơn mài

 

Các làng nghề thủ công truyền thống đều là tinh hoa văn hóa của dân tộc cần được bảo tồn và lưu giữ qua các thế hệ. Hiện tại, làng nghề sơn mài Việt Nam chỉ còn tồn tại ở 3 địa phương.

 

Làng Hạ Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội

Làng nghề sơn mài Hạ Thái có lịch sử hơn 200 năm nằm ở xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tiền thân của nó là làng nghề truyền thống sơn son thếp vàng Cự Tràng. Xuất hiện ở khoảng thế kỷ XVII, ở đây chủ yếu làm ra các vật phẩm thờ cúng để phục vụ văn hóa tâm linh. Khi nghề sơn mài phát triển, nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú hơn ra đời đã thu hút được khách hàng đến với làng nghề. Những vật dụng hàng ngày như chén đĩa trang trí, bình hoa, lọ hoa, hộp trang sức, tranh sơn mài, đồ trang trí, quà lưu niệm… ngày càng được yêu thích. 

 

Những cải tiến và thay đổi về kỹ thuật của các nghệ nhân trong pha chế ở giai đoạn đã giúp sản phẩm sơn mài tại làng Hạ Thái tăng độ bền, bóng và đẹp hơn nữa. Với những đặc trưng của riêng mình, sản phẩm sơn mài tại đây đã chinh phục được nhiều khách hàng yêu thích đồ sơn mài trong nước và các thị trường lớn như châu Âu, châu Á, châu Mỹ, Đông Âu, Úc…

 

 

 

 

 

 

Làng nghề sơn mài Cát Đằng, Nam Định

 

Ngụ tại xã Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định, làng nghề sơn mài Cát Đằng có bề dày lịch sử hơn 600 năm. Bao năm trôi qua, các nghệ nhân sơn mài tại làng Cát Đằng vẫn luôn giữ lửa đối với giá trị văn hóa này. Họ không ngừng sáng tạo các sản phẩm sơn mài vô cùng tuyệt vời để phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo như tranh, tượng, kiệu… hay những sản phẩm cho tiêu dùng được sản xuất phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra quốc tế cũng in đậm dấu ấn của nghệ thuật sơn mài. 

 

Nằm trong cụm các làng truyền thống tại Nam Định, có thể nói với danh tiếng suốt mấy trăm năm, làng nghề này xứng đáng ở vị trí nhất nhì trong các làng nghề sơn tại đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Đi qua bao biến cố cuộc sống, những người thợ sơn mài Cát Đằng vẫn âm thầm dùng bàn tay khéo léo, khối óc tinh tế của mình để tạo ra những sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc. Từ những sản phẩm linh vật như: long lân quy phụng, tùng cúc trúc mai… cho đến những sản phẩm miêu tả vẻ đẹp đất nước như rừng cọ, đồi chè, cảnh chăn trâu, gặt lúa… đều được người nghệ nhân thể hiện một cách đầy tâm huyết trên các đồ vật trang trí, đồ dùng gia đình.

 

Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, Bình Dương

 

Đi về phía nam, dừng chân ở ven thành phố Thủ Dầu Một, có một làng nghề sơn mài mang tên Tương Bình Hiệp. Đây không chỉ là cái nôi của ngành mỹ thuật sơn mài của tỉnh Bình Dương nói riêng mà còn của toàn vùng Nam Bộ nói chung. Xuất hiện khoảng giữa thế kỷ 18, ban đầu chỉ là các hộ chuyên pha chế sơn then kèm sơn son, thếp vàng. Sau này, làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp mới bắt đầu phát triển nổi tiếng khắp sáu tỉnh Nam Kỳ.

 

Sản phẩm sơn mài của làng Tương Bình Hiệp mang đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc, khắc họa rõ nét tính cách người Á Đông và được xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Làng nghề nơi đây nổi tiếng đa dạng không chỉ với những sản phẩm sơn mài truyền thống mà còn với cả sơn mài ứng dụng. 

 

Sự tinh xảo và khéo léo được trong từng đường nét, chi tiết được duy trì qua nhiều thế hệ làm nghề của làng. Hiện tại, làng nghề truyền thống sơn mài Tương Bình Hiệp đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực trạng

làng nghề sơn mài truyền thống

 

Sản phẩm sơn mài truyền thống không chỉ mang giá trị văn hóa nghệ thuật mà nó còn là niềm tự hào dân tộc của một làng nghề. Tuy nhiên, cho dù độc đáo và tinh tế đến đâu, những sản phẩm sơn mài vẫn không tránh khỏi những thách thức thời gian do sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng.

 

Ở thời kỳ hưng thịnh nhất của các làng nghề sơn mài. có thời điểm hơn 70% sản phẩm của làng nghề được đưa đi xuất khẩu. Đơn hàng cứ thưa thớt dần theo thời gian và đến hiện tại gần như không còn ai đặt hàng nữa. Nhiều cơ sở sơn mài không còn đủ khả năng để hoạt động, người thợ làm nghề bắt buộc phải chuyển sang nghề khác để tiếp tục mưu sinh.

 

 

Quy mô làng nghề ngày càng bị thu hẹp, các cơ sở sản xuất ngày càng ít chủ yếu tồn tại để giải quyết công việc cho người lớn tuổi và nhàn rỗi tại địa phương. Ngày nay, thế hệ trẻ không mặn mà với nghề sơn mài nữa. Thậm chí, các ngành đào tạo nghề sơn mài trong các trường mỹ thuật cũng không có mấy thanh niên còn muốn theo học.

 

Đặc trưng của sản phẩm sơn mài là khá to và cồng kềnh. Do tính truyền thống của sản phẩm nên đôi khi chưa phù hợp thậm chí là với khách hàng người Việt. Chưa kể nếu muốn mua thì nhu cầu cũng không nhiều và thường xuyên.

 

Trong khi một sản phẩm sơn mài truyền thống hoàn thiện phải trải qua hàng chục giai đoạn có khi mất thời gian đến 3 tháng thì các sản phẩm hàng loạt chỉ cần áp dụng công nghệ hiện đại là chỉ mất có vài ngày hoặc thậm chí là vài giờ để hoàn thành sản phẩm. Chính điều này làm cho làng nghề thủ công không còn đủ để sức cạnh tranh. 

 

 

 

BLUSAIGON

Thương hiệu khắc họa giá trị tinh hoa truyền thống dân tộc Việt

 

Với thực trạng này, làng nghề sơn mài truyền thống rồi cũng sẽ mất đi lúc nào không hay. Đây không chỉ là nỗi đau của riêng người làm nghề mà còn là niềm trăn trở của những người con đất Việt yêu quý nét đẹp truyền thống dân tộc. 

 

Hiểu được những khó khăn và trăn trở của làng nghề truyền thống, dòng bút ngọc trai sơn mài của thương hiệu BLUSAIGON đã ra đời. Những chiếc bút ký sơn mài vô cùng tinh tế và đẳng cấp đã trở thành phương thức tuyệt vời để BLUSAIGON quảng bá nét đẹp văn hóa dân tộc đến với bạn bè thế giới.

 

Với những giá trị vô giá được tạo ra từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân tại BLUSAIGON, dòng bút ngọc trai sơn mài đã âm thầm lưu giữ làng nghề thủ công đang có nguy cơ bị mai một. Nhờ đặc trưng vừa mang đậm nét văn hóa truyền thống, vừa có tính nghệ thuật cao, sản phẩm bút ngọc trai sơn mài truyền thống luôn được khách hàng nghĩ đến đầu tiên khi muốn chọn quà lưu niệm độc đáo và trang trọng để gửi tặng cho người thân, bạn bè và đối tác.

 

Hiện nay,  BLUSAIGON đang sản xuất dòng bút ngọc trai sơn mài được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng hoặc làm quà tặng cao cấp trong những dịp quan trọng. Bút ngọc trai sơn mài BLUSAIGON là sản phẩm được kết tinh từ vẻ đẹp tinh túy của tạo hóa. Vỏ bút được làm từ vỏ ốc bào ngư New Zealand màu xanh lam đặc biệt quý giá kết hợp với đồng thau nguyên khối,  mạ vàng 24k, vàng trắng hoặc mạ vàng đồng bằng kỹ thuật. Khoen bút được cũng được phủ bằng một lớp mạ  vô cùng tinh xảo. Mực bút bi được  từ Đức được đánh giá khá là cao cấp. Từ những chất liệu quý hiếm và độc đáo, BLUSAIGON đã tạo nên sản phẩm bút ngọc trai sơn mài đẳng cấp, sang trọng nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt.

 

BLUSAIGON là một trong những thương hiệu hoạt động dựa trên việc hồi sinh và giữ gìn làng nghề thủ công truyền thống của dân tộc. Dòng bút ngọc trai sơn mài BLUSAIGON không chỉ là sản phẩm lưu giữ giá trị nghệ thuật của quê hương mà còn là nhịp cầu đưa ánh sáng tinh hoa dân tộc ra thế giới.

 

Để làng nghề sơn mài không bị mai một theo thăng trầm của thời gian, chúng ta cần thêm nhiều sản phẩm như thương hiệu BLUSAIGON để cùng nhau chung tay bảo tồn và gìn giữ nét đẹp quê hương bền vững với thời gian.

 

 

 

 
 

 

 

 
back to top