Nghệ Thuật Khảm Xà Cừ – BLUSAIGON user

 

 

Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm của lịch sử, nghề khảm trai tưởng như đã bị thời gian mai một, nhưng chính những nghệ nhân tài hoa, tâm huyết, những người con đất Việt luôn trăn trở gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống đã giúp cho nghề khảm trai vẫn đang tồn tại và phát triển.

Lịch sử phát triển

 

Theo ghi chép của sử sách, nghề khảm ở Việt Nam đã xuất hiện từ thời kỳ Bắc thuộc thế kỷ thứ 3-5. Theo truyền thuyết, làng nghề này được hình thành trên hạ lưu sông Hồng. Ông Ninh Hữu Hưng - một vị tướng dưới thời vua Đinh và vua Lê chính chính là ông tổ của nghề khảm. Ông còn là công thần trong việc dẹp loạn 12 sứ quân giúp triều đình xây dựng cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.

 

Không chỉ vậy, ông còn là người họ Ninh đầu tiên ở Việt Nam. La Xuyên, Ninh Xá xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trở thành nơi thờ cúng và tôn vinh ông làm Sư Tổ của Làng Nghề. Ngày nay, trong các làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đều có các thế hệ con cháu họ Ninh sinh sống. Họ rất giỏi và lành nghề.

 

Làng nghề thủ công mỹ nghệ mở rộng ra đến Hà Nội. Tổ nghề của vùng này tên là Trương Công Thành. Ông là một vị tướng dưới triều Lý thông thạo văn võ và đã từng tham gia làm nên chiến thắng vang dội ở sông Như Nguyệt cùng vua Lý Thường Kiệt. Rời quân ngũ, ông trở về quê, bắt đầu tìm hiểu và sáng lập ra nghề khảm xà cừ nổi tiếng ở làng Chuôn Nghệ.

 

Nghề khảm ngày càng phát triển, nhiều chất liệu được ứng dụng hơn. Ban đầu, các nghệ nhân chỉ khảm trên gỗ, sau đó xà cừ hay vỏ sò, vỏ ốc đều có thể trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của họ. Đến triều Trần, nghề khảm vỏ ốc đã khá điêu luyện. Đỉnh điểm là vào năm 1289, sản phẩm từ khảm được triều đình chọn làm công phẩm gửi tặng nhà Nguyên.

Giai đoạn người châu Âu đến Việt Nam cũng là lúc làng khảm tại các địa phương phát triển vượt bậc không chỉ về số lượng mà còn ở chất lượng. Mỗi sản phẩm chạm khảm đã được nâng tầm lên tác phẩm nghệ thuật với độ tinh vi, khéo léo vô cùng cao.

 

Nghệ thuật đỉnh cao của nghề khảm truyền thống còn thu hút được cả người Pháp. Năm 1868 sau khi chiếm xong Nam Kỳ, Thống soái Pieere-Paul de La Grandière đã đàm phán nhờ triều đình Huế gửi vào Sài Gòn hai người thợ khảm giỏi để truyền nghề. Sang năm 1877, nghề khảm ốc Việt Nam chính thức được quảng bá ra thế giới thông qua sự kiện triều đình gửi tác phẩm sang Pháp dự Hội Chợ Đấu Xảo.

 

 

 

 

 

 

 

 

Công đoạn 1 - Vẽ tạo mẫu

 

Một sản phẩm khảm trai ra đời là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc. Việc đưa ra ý tưởng sản phẩm với hoa văn, họa tiết phù hợp với chất liệu là công đoạn vô cùng quan trọng. Người nghệ nhân thường sẽ thể hiện ý tưởng trên bản vẽ mẫu sau đó tùy vào thực tế sẽ đánh giá và lựa chọn ra mẫu chuẩn nhất để thực hiện khảm trai.

 

Người thợ có thể sáng tạo mẫu vẽ theo khả năng của mình hoặc theo yêu cầu của khách đặt hàng. Yêu cầu đặt ra cho một bản vẽ mẫu phải thật tỉ mỉ, rõ ràng và đạt độ chính xác cao nhằm đảo bảo chất lượng các tác phẩm được tạo ra là tốt nhất.

 

Công đoạn 2 - Tạo hình trai theo mẫu đã vẽ

 

Một trong những yếu tố tạo nên một tác phẩm khảm đẹp chính là chất liệu. Để có thể tạo hình trai phù hợp với ý tưởng của bản vẽ, người nghệ nhân phải chọn được chất liệu phù hợp. Công việc này khá khó khăn và phức tạp yêu cầu người thợ phải có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết để có thể làm toát lên sự tinh xảo của bức tranh. 

 

Cưa trai là một trong những công đoạn khó khăn yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác cao. Người nghệ nhân khảm trai cần cưa đục sao cho các mảnh trai, mảnh ốc phải còn nguyên vẹn hình dáng, màu sắc rồi mang đi mài, hơ lửa, ngâm rượu, sau cùng là đẽo, gọt các mảnh nhỏ thành hoa văn phù hợp với bức tranh.

 

Công đoạn 3 - Đục gỗ

 

Khảm trai là một công việc đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo trong từng công đoạn. Ở công đoạn đục gỗ yêu cầu sự tỉ mỉ, thận trọng cao bởi quá trình đục gỗ, khắc hình chính là thao tác liên kết giữa ý tưởng và thực tế sản phẩm. Bản thân mỗi sản phẩm đục đã là một bức hội họa tuyệt vời vì nó được tạo ra từ đôi bàn tay tài hoa, đôi mắt tinh ý của người nghệ nhân.

 

Để có thực hiện nhuần nhuyễn, chính xác yêu cầu người thợ phải có kinh nghiệm từ 4 - 6 năm trong nghề mộc thì mới có khả năng làm công đoạn này một cách nhịp nhàng, nhanh chóng.

 

 

 

 

 

Công đoạn 4 - Gắn trai vào gỗ

 

Công đoạn này khá là kỳ công vì nó cần đảm bảo các mảnh trai đã tạo hình trước đó phải vừa khớp tại các vị trí hoa văn đã được chạm đục trước đó. Tập hợp các mảnh trai sẽ được chọn lựa thật kỹ càng để có thể tạo nên một bức tranh đặc sắc có tính thẩm mỹ cao.

 

Thông thường, người thợ sẽ gắn trai nổi trên bề mặt gỗ. Những người sáng tạo hơn lại chọn phương pháp đục và gắn chìm trai xuống mặt bề để tạo độ sâu và tinh tế nhất định theo ý tưởng của thiết kế.

 

Công đoạn 5 - Mài khảm tạo đường nét


Khi tạo hình bức tranh hoàn tất, người thợ khảm trai sẽ thực hiện mài khảm và đánh bóng thô để những mảnh ghép nằm khớp và mịn trên bề mặt gỗ.


Mặt khác, họ sẽ tiếp tục tỉa, gọt để tạo đường nét sắc sảo, tinh tế cho bức tranh. Ở công đoạn này, người thợ phải có chuyên môn cao, tay nghề tốt thì mới có thể thao tác tỉ mỉ, thận trọng để tạo nên bức tranh khảm trai độc đáo nhất.

 

 

 

 

 

 

Công đoạn 6 - Sử dụng bột đen để làm nổi bật họa tiết


Để hoàn thiện bức tranh khảm trai, bột đen được sử dụng để làm nổi bật, sáng rõ từng đường nét khắc chạm. Tác phẩm khảm sau khi phủ bột sẽ được phơi khô 1 ngày rồi mới tiến hành mài và đánh vecni để hoàn chỉnh tác phẩm.

 

 Quá trình hoàn thiện một tác phẩm khảm trai tốn rất nhiều thời gian, công sức và yêu cầu người nghệ nhân phải có độ lành nghề và trình độ thẩm mỹ nhất định. Đó là lý do một sản phẩm khảm trai ra đời thường mất thời gian từ 1 - 3 tháng.

 

 

Việc lựa chọn này đòi hỏi người thực hiện có khiếu thẩm mỹ cao. Mỗi bức tranh được ghép từ nhiều mảnh khác nhau nên màu sắc, hình dáng phải thật sự hài hòa, tinh tế. Từ những vỏ ốc, vỏ sò quý hiếm ở các vùng biển khắp nơi trên thế giới, các nghệ nhân đã tạo nên nhiều bức tranh khảm độc đáo, đặc sắc.

 

Sản phẩm khảm trai tại các làng nghề truyền thống mang tính đơn chiếc nên độ cạnh tranh của nó khó mà bằng các sản phẩm sản xuất hàng loạt. Quy trình khảm trai yêu cầu sự tỉ mỉ, khéo léo đến từng chi tiết đòi hỏi người thợ phải có đầy đủ trình độ và kỹ thuật khắc chạm. 
Thời đại 4.0 phát triển đến chóng mặt. Nhiều bạn trẻ không còn mấy hứng thú với các làng nghề thủ công truyền thống. Việc đào tạo ra một thế hệ trẻ tâm huyết với nghề gặp phải rất nhiều khó khăn.


Với tình yêu giá trị truyền thống, trân trọng tinh hoa dân tộc, BLUSAIGON đã từng bước đưa nghệ thuật khảm trai vào sản phẩm bút ký của mình. Dòng bút ngọc trai của BLUSAIGON không chỉ giúp lưu giữ vẻ đẹp của làng nghề mà nó còn thể hiện nét đẹp văn hóa quê hương.

 

Bước qua biết bao khó khăn, có những lúc nghề khảm trai tưởng như đã bị mai một nhưng những người nghệ nhân đích thực vẫn một lòng yêu nghề, mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị tinh hoa truyền thống nghìn đời. Với sự trăn trở hồi sinh và lưu giữ vẻ đẹp làng nghề quê hương, BLUSAIGON đã tạo ra các sản phẩm mang đậm truyền thống văn hóa dân gian đất Việt làm say đắm lòng người.


Điều đáng trân trọng hơn cả là sự phát triển của BLUSAIGON luôn dựa trên sự việc gìn giữ vẻ đẹp các làng nghề dân tộc. BLUSAIGON tự hào là thương hiệu mang sứ mệnh hồi sinh và lưu giữ giá trị lịch sử ngàn năm văn hiến của các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. 

 

 

 

 


 

 

 

 

 
 
back to top