Nghệ Thuật Giấy Dó – BLUSAIGON user

 

 

 

Giấy dó là nghề thủ công truyền thống của Việt Nam từ xa xưa. Tuy nhiên, nhịp sống của xã hội hiện đại đang làm mất dần đi những giá trị văn hóa của xã hội. Bài viết sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về làng nghề giấy dó nổi tiếng một thời ở xứ kinh Bắc

 

Nguồn gốc của nghề giấy dó

Theo ghi chép lịch sử cho thấy, nghề giấy dó đã xuất hiện ở Trung Quốc cách đây 2.000 năm. Không lâu sau đó ở khoảng thế kỷ thứ III sau công nguyên, nghề giấy dó đã có mặt ở Việt Nam. 

Lúc đó, trong một lần vi hành đến phương Nam cùng với 13 người bạn, cụ Thái Luân - người sáng chế ra nghề giấy ở Đông Hán (Trung Quốc) thời Tần đã dừng lại dạy nghề cho người dân ở làng Yên Thái (ven Hồ Tây) và làng Đống Cao (xứ Kinh Bắc). 

Khi ông mất, người dân ở hai làng này đã tôn ông làm Tổ nghề để thể hiện lòng biết ơn ông đã truyền nghề cho người dân địa phương.

 

 

 

 

 

 
 

Ý nghĩa của giấy dó

Cũng như bao làng nghề truyền thống của người Việt, nghề làm giấy dó là một di sản vô giá. Được đánh giá là một trong những loại giấy bền nhất trên thế giới có tuổi thọ lên đến 500 - 600 năm, giấy dó đã từng được người Việt rất ưu ái trong đời sống của mình.

 

 

 

 

 

Từ nghìn xưa, giấy dó được xem như là chất liệu để truyền đạt trí thức đất Việt. Người ta dùng giấy để học, làm thơ, viết chữ và truyền bá kiến thức trong xã hội. Ở thời đại phong kiến, tất cả văn thư hành chính như: chiếu, sớ, biểu, tấu, trạng, chế, độ điệp, sắc phong đều được thảo trên giấy dó. Trong đời sống văn hóa, giấy dó được sử dụng để viết câu đối, thư pháp, vẽ tranh thờ cúng, trang trí, ghi chép kinh Phật… Thông qua từng đường nét tinh tế trên giấy dó, người nghệ nhân đã âm thầm mang hồn cốt của dân tộc thể hiện trên từng tác phẩm.

 

Ở Việt Nam có hai làng làm giấy dó nổi tiếng đó là làng nghề giấy dó Yên Thái nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội và làng nghề giấy dó Đống Cao nằm ở thôn Dương Ồ, xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Ở những địa phương này, nghề giấy dó đã từng rất phát triển và thịnh vượng ở thế kỷ 18 và 19.

 

Quy trình sản xuất giấy dó

Giấy dó được sản xuất thủ công từ các loại vỏ cây như dó, bo, cãnh, dướng, mật và mộc. Loại cây này được trồng nhiều ở vùng trung du và miền núi Bắc bộ. Quy trình làm giấy dó rất phức tạp và yêu cầu người thợ phải có tay nghề cao. Để hoàn thiện một tờ giấy dó đúng tiêu chuẩn dai, bền, người thợ nhân phải trải qua đến 10 giai đoạn và thời gian có thể lên đến gần một tháng.

 

Công đoạn đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu. Đây là bước vô cùng quan trọng vì chất lượng giấy dó phụ thuộc vào việc chọn loại cây có tốt, có đẹp hay không. Tiêu chuẩn để chọn vỏ cây đó chính là độ dai, bề mặt ít trầy xước và lượng bột thu được phải nhiều. 

 

Khi vỏ cây làm giấy dó đã được chuyển về, người thợ sẽ sơ chế bóc vỏ giấy dó đem đi phơi khô khoảng 3 nắng. Trước khi phơi, người thợ cần tách hết vỏ đen trên bề mặt vỏ cây để đảm bảo độ trắng cho giấy. 

 

Khi phơi xong, vỏ cây được chặt thành từng đoạn nhỏ, mỗi đoạn khoảng 50 phân đem đi ngâm nước khoảng 48 giờ rồi lại ngâm tiếp trong nước vôi trong. Khi ngâm vôi, người thợ cần chú ý đến nhiệt độ có đủ ấm hay chưa và nếu đã đạt được đủ độ ấm cần thiết, vỏ cây làm giấy dó sẽ được đem đi nấu để thực hiện công đoạn tiếp theo. Thời gian nấu liên tục khoảng 24 giờ. Sau đó, vỏ cây được vớt ra rửa sạch để giã nhuyễn thành bột.

 

Tiếp theo là công đoạn seo giấy hay còn gọi là tráng giấy. Ở công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo từ bàn tay tài hoa của người nghệ nhân. Bởi nếu không, khi tờ giấy dó hoàn thiện rồi mà không đủ tiêu chuẩn sẽ rất khó để mang đi bán. Trong công đoạn này, người nghệ nhân dùng liềm seo (tức là khuôn có mành trúc, nứa ken dày) múc nước bột giấy gác lên chiếc đòn cách bằng trẻ và để trên chiếc mắt tàu seo. Mục đích của bước này là để cho nước ráo hết chỉ còn bọn giấy đọng trên liềm. Trong quá trình nước nhỏ xuống, nước trong giấy khổ dần và bột cũng bắt đầu khô dần và se lại. Sau đó, người thợ sẽ mang lớp bột giấy này đi phơi hoặc sấy để trở thành tờ giấy dó thành phẩm.

 

 

Khi làm giấy dó có một yêu cầu rất khắt khe đó là không được sử dụng hóa chất. Bởi bất kỳ loại hóa chất nào được sử dụng đều sẽ làm giảm đi độ bền tiêu chuẩn của giấy dó. Với yêu cầu này, nhựa cây gỗ mò được sử dụng làm hỗn hợp kết dính ở giai đoạn này. Hỗn hợp này có tên gọi là “huyền phù” có tác dụng tạo độ dai cho giấy. Chính nhờ điều đó, tờ giấy dó được tạo ra không hề bị thay đổi về hình thức hay chất lượng mà còn giúp cho giữ nguyên được tính chất tiêu chuẩn được đặt ra.

Tùy vào mục đích sử dụng, các loại giấy dó tạo ra sẽ khác nhau và kích thước cũng khác nhau.

 

 

Nhìn lại thời kỳ hoàng kim của làng nghề giấy dó

 

Nghề làm giấy dó nói riêng và các làng nghề thủ công ở nước ta đang ngày càng mai một. Việc giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc luôn là nỗi niềm trăn trở của người Việt. 

 

Chúng ta hiểu rằng: giữ gìn một làng nghề truyền thống không phải cải thiện đời sống cho người dân địa phương mà đó còn là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hồi sinh và lưu giữ nghề giấy dó truyền thống chính là duy trì và phát huy tinh hoa nghệ thuật của ông cha để lại.

 

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương,

Mịt mờ khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

 

Nghề giấy dó đi vào ca dao như một sự trân trọng to lớn về một làng nghề dân tộc. Nhiều thế kỷ trước, làng nghề giấy dó đã từng phát triển và hưng thịnh tấp nập kẻ bán người mua là vậy nhưng cũng không thoát khỏi quy luật nghiệt ngã của thời gian, nhịp điệu quen thuộc của tiếng chày giã giấy cũng dần đi vào quên lãng.

 

Nghề giấy dó yêu cầu người thợ phải có tay nghề cao mới làm ra loại giấy đạt tiêu chuẩn chất lượng và mẫu. Trong khi giới trẻ không còn mặn mà với việc kế thừa và phát huy nghề truyền thống thì khó khăn của cuộc sống khiến nhiều nghệ nhân không còn đủ sức để bám nghề. Với tình trạng này, tương lai không còn một tờ giấy dó nào xuất hiện nữa là điều chắc chắn.

 

 

BLUSAIGON 

Sứ mệnh lưu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc

 

Nghề làm giấy dó là niềm tự hào của người nghệ nhân, nét tinh hoa của dân tộc Việt nhưng trước sự phát triển không ngừng của công nghiệp giấy hiện đại, làng nghề thủ công giấy dó đã không còn được duy trì như trước nữa. Hiện nay, chúng ta cũng hiếm thấy giấy dó được sử dụng trong cuộc sống đô thị. Thế nhưng giữa phố thị ồn ào, vẫn có những người âm thầm lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc. BLUSAIGON là một thương hiệu như thế.

 

Những chiếc bút nghệ thuật, sang trọng của BLUSAIGON đều được gói bằng giấy dó thay vì những chất liệu giấy công nghiệp hiện đại thường thấy. Việc sử dụng giấy dó của BLUSAIGON tuy là hành động nhỏ nhưng thể hiện sự nâng niu, gìn giữ đối với các làng nghề truyền thống quý báu của dân tộc đang dần bị mai một. 

 

Chất liệu giấy dó cũng cũng mang đến tính thẩm mỹ, điểm thêm nét nghệ thuật độc đáo cho các sản phẩm bút vốn dĩ đã hoàn hảo càng thêm phần đặc biệt, mang đến món quà vừa ý nghĩa, vừa sang trọng và đậm chất nghệ thuật cho mỗi khách hàng.

 

Và với sự phát triển không ngừng, các sản phẩm quà tặng cao cấp mang thương hiệu BLUSAIGON luôn được du khách thập phương, bạn bè quốc tế yêu thích, chọn làm vật phẩm quà tặng ý nghĩa cho mỗi dịp quan trọng. Nhờ đó mỗi chiếc bút được gói trang trọng trong những lớp giấy dó không chỉ dừng lại trong lãnh thổ Việt Nam mà như được bay cao bay xa ra ngoài phạm vi lãnh thổ. 

 

Tuy là một món quà nhỏ nhưng gói gọn trong đó cả một làng nghề truyền thống với biết bao tinh hoa, mang đậm cốt cách của người Việt Nam. Qua việc sử dụng giấy dó gói vật phẩm của mình, BLUSAIGON như góp phần nhỏ bé trong việc quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam. Đồng thời, góp phần gìn giữ một làng nghề truyền thống quý báu có nguy cơ bị mai một theo sự phát triển của thời đại.

 

Vẻ đẹp của làng nghề giấy dó tuy mộc mạc, chân chất như vậy nhưng lại mang đậm nét đẹp truyền thống, văn hóa dân tộc. Và vẻ đẹp này sẽ còn mãi khi có một thương hiệu đồng hành với tâm huyết muốn gìn giữ tinh hoa dân tộc - Đó chính là BLUSAIGON.

 

 

 

 
 
 

 

back to top