| |
NGHỀ KHẢM TRAI Lịch Sử |
|
Nghề khảm ở Việt Nam đã thấy nhắc trong sử sách từ thế kỷ thứ 3-5 từ thời kỳ Bắc thuộc. Nhưng theo thần tích thì tổ nghề vùng hạ lưu sông Hồng là Ninh Hữu Hưng, một vị tướng của vua Đinh và vua Lê. Ông đã giúp triều đình dẹp loạn 12 sứ quân, xây dựng cố đô Hoa Lư.
Ông cũng là người Họ Ninh đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam, các thế hệ họ Ninh hiện nay sinh sống rất đông trong các làng Nghề Truyền thống: Đồ Gỗ Mỹ Nghệ. La Xuyên, Ninh Xá xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định thì thờ ông làm Sư Tổ của Làng Nghề. | |
Tổ nghề vùng Hà Nội sống dưới triều Lý, có tên là Trương Công Thành. Ông là một người thông thạo văn võ và đã từng tham gia trong đội quân của Lý Thường Kiệt. Sau khi rời quân ngũ, ông đã về quê và nghiên cứu, tìm hiểu nghề khảm xà cừ. Ông là ông tổ của nghề khảm xà cừ làng Chuôn Ngọ.
Sang triều Trần thì nghề khảm vỏ ốc đã khá điêu luyện nên được triều đình trưng thu làm cống phẩm gửi sang tặng nhà Nguyên năm 1289. | |
| Khi người Âu Châu sang đến Việt Nam thì trình độ hàng khảm địa phương được nhắc đến là một trong những nghệ thuật cao, rất tinh vi, khéo léo.
Điển hình là năm 1868 khi người Pháp chiếm xong Nam Kỳ, Thống soái [[Pierre-Paul de La Grandière |La Grandière]] đã xin triều đình Huế gửi hai người thợ khảm giỏi vào Sài Gòn để truyền nghề. Sang năm 1877 thì hàng khảm ốc Việt Nam được triều đình gửi sang Pháp dự Hội chợ Đấu Xảo. |
BLUSAIGON tự hào khi được góp phần lưu giữ và hồi sinh nghệ thuật khảm trai truyền thống Việt.
Từ những chiếc vỏ ngọc trai hiếm có, khó tìm trên vùng biển Australia, New Zealand và Tahiti, qua bàn tay của các bậc thầy chế tác dần trở thành chiếc bút BLUSaigon tinh xảo, sang trọng.
Dòng Bút Ngọc Trai tại BLUSAIGON không chỉ phản chiếu ánh sáng ngày & đêm tuần hoàn, mà còn phản chiếu giá trị tinh hoa của nghề khảm trai độc đáo nghìn năm. |
|
| |